Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Từ góc nhìn của Béc-lin, quan niệm cho rằng Nga chỉ được lợi mà thôi từ việc dầu mỏ tăng giá, đã thực sự lỗi thời. Giá dầu nhảy vọt ẩn chứa trong mình những mối nguy cơ kinh tế vĩ mô rất lớn đối với tất cả các nước châu Âu.
Nhiều chuyên gia Đức cho rằng trong thời buổi toàn cầu hóa có nhiều quan niệm giáo điều xơ cứng tồn tại hàng thế kỷ đã không còn phù hợp với thực tế nữa.
Chẳng hạn, chuyện giá dầu cao ngất. Đã ăn sâu bám rễ trong đầu nhiều người Nga quan niệm được thừa kế từ quá khứ cho rằng Nga chỉ có lợi mà thôi từ việc lên giá bất kỳ loại nhiên liệu nào. Và dĩ nhiên điều này là chính xác nếu một thùng dầu trên thị trường thế giới chỉ dừng ở mức 30, 50 hay thậm chí là 70 USD. Song ở một mức giá nhất định thì quan niệm nói trên không còn đúng nữa. Bao giờ điều này xảy ra - ở mức 90, 100 hay 120 USD – thì không ai có thể nói chính xác. Tuy nhiên, hoàn toàn rõ ràng rằng vào cuối tháng 2/2011 nền kinh tế Nga hoặc đã tiến sát ranh giới định mệnh này hoặc thậm chí là đã bước qua rồi.
Hãy nhớ lại thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nặng nề nhất từ thời Đại suy thoái và đặc biệt giáng đòn mạnh vào nước Nga. Người ta vẫn mặc nhiên cho rằng đó là sau khi ngân hàng Lehmann Brothers phá sản vào tháng 9/2008. Tuy nhiên ở khu vực đồng euro, trong đó có Đức, việc suy giảm GDP đã được ghi nhận vào cuối quý 2 năm 2008. Nói cách khác, những khách hàng chủ yếu mua nhiên liệu và các mặt hàng thô khác của Nga đã rơi vào cơn suy thoái từ mùa Xuân 2008, gần nửa năm trước khi ngân hàng Lehmann Brothers sụp đổ. Cơn suy thoái tại Mỹ bắt đầu từ tháng 12/2007 dưới tác động của cơn khủng hoảng trên thị trường tín dụng mua nhà và bước nhảy giá điên cuồng của nhiên liệu.
Mối hiểm họa từ vòng xoáy khủng hoảng mới
Xin nhớ rằng chính vào quý 2 năm 2008 giá dầu mỏ trên thế giới vọt lên 150 USD/thùng và nhiều chính khách Nga hân hoan về sức mạnh kinh tế chưa từng có mà Nga đang sở hữu. Lúc đó họ chưa nhận thức được rằng trong thế giới có mối ràng buộc lẫn nhau. Song trong gần 3 năm qua nhiều bài học đã được rút ra.
Chúng ta bây giờ biết chính xác rằng dầu mỏ đắt đỏ cản trở rất mạnh tới bước tiến của các nước phát triển, còn dầu mỏ quá đắt đỏ thì rất nhanh chóng sẽ gây ra ở các quốc gia này sự suy thoái kinh tế. Chúng ta bằng chính đôi mắt mình đã nhìn thấy mọi sự sẽ đi theo kịch bản như thế này. Cơn suy thoái vừa bắt đầu sẽ khiến các nước phương Tây giảm nhu cầu đối với các loại khoáng sản, nhiên liệu và hàng tiêu dùng. Một mặt, điều này giáng một đòn vào các nước cung cấp nhiên liệu, còn mặt khác lại giáng một đòn vào Trung Quốc vốn đem lại cho toàn thế giới đủ loại thành phẩm. Trung Quốc giảm xuất khẩu, tức cũng giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên trên thị trường thế giới. Kết cục là giá khoáng sản và nhiên liệu tiếp tục đi xuống, kích thích đội quân đầu cơ từng đẩy giá lên quá cao và bây giờ lại vớ bẫm nhờ giá giảm.
Dĩ nhiên, nước Đức nhờ sự tăng trưởng kinh tế rất mạnh sau cuộc khủng hoảng mới đây, không bị cơn tăng giá dầu đe doạ. Nhưng đối với Hy Lạp và Tây Ban Nha, hai quốc gia có GDP suy giảm, thì việc tăng giá nhiên liệu đặc biệt nguy hại.
Kịch bản giả thiết
Sự suy sụp của nền kinh tế thế giới trong các năm 2008 – 2009 hết sức nghiêm trọng chính là vì có hai cuộc khủng hoảng xảy ra trong cùng một thời điểm – cuộc khủng hoảng tài chính ít nhiều mang tính chu kỳ và cuộc khủng hoảng tài chính hoàn toàn phi chu kỳ được khởi đầu trên thị trường bất động sản Mỹ. Bây giờ chúng ta có nguy cơ nhận thêm một cuộc khủng hoảng kép nữa với tâm chấn của những rung động tài chính bất thường là châu Âu.
Đây hoàn toàn không phải là một dự báo mà chỉ là kịch bản giả thiết của xâu chuỗi các sự kiện mà cú hích đầu tiên là sư tăng giá dầu mỏ vùn vụt hiện nay.
Ngay cả khi các phương án tồi tệ nhất chỉ tồn tại trên giấy thì sự nguội lạnh ở mức nhất định bối cảnh kinh tế châu Âu với giá dầu mỏ như hiện nay là không tránh khỏi. Đó là vì Ngân hàng Trung ương châu Âu buộc phải nhanh chóng và kiên quyết nâng lãi suất đồng euro nhằm kìm hãm sự lạm phát.
Làn sóng mới tìm nguồn năng lượng thay thế
Trong triển vọng trung hạn thì Nga bị đe dọa bởi một hiệu ứng khác. Việc giá dầu mỏ leo thang năm 2008 đã thúc đẩy mạnh mẽ toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, tiến trình tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. Trong những ngày này tính đúng đắn của sự lựa chọn chiến lược giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch lại được khẳng định một lần nữa. Trong mấy tuần qua số lượng người ủng hộ các công nghệ xanh ở châu Âu chắc chắn đã tăng hơn trước. Mà đây là tin xấu đối với các nước xuất khẩu dầu – khí như Nga.
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.